Rối loạn tiêu hóa gây táo bón là triệu trứng thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, khi trẻ bị táo bón kéo dài không được điều trị xớm hiệu quả có thể gây nên rất nhiều những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Trẻ bị táo bón kéo dài, phân thường tích lại không thoát ra được dẫn đến tình trạng chứng bụng đầy hơi ở trẻ.
Một số biến chứng nguy hiểm ở trẻ bị táo bón kéo dài |
Những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ
Các nguyên nhân táo bón ở trẻ em thường không mấy rõ ràng chỉ có thể nắm rõ thông qua cha mẹ hay người trực tiếp chăm sóc trẻ. Một vài nguyên nhân chính thường làm cho trẻ bị tóa bón bao gồm:Nhịn đi tiêu: Trẻ em thường mải chơi nên khi buồn đi tiêu trẻ thường nhịn dễ làm cho trẻ bị rách hậu môn,... Trường hợp này cũng rất hay gặp ở trẻ mới đi học bởi nhà vệ sinh bẩn, thiếu sự riêng tư hoặc ngại ngùng bạn bè thầy cô, sợ bị trêu chọc.
Một số dấu hiệu để mẹ nhận thấy trẻ đang nhịn đi cầu |
Ăn không đủ chất xơ: Chất xơ đặc biệt quan trọng giúp kích thích ruột hoạt động hình thành nhu động ruột thường xuyên và đều đặn. Không chỉ có trẻ nhỏ mà tất cả mọi người cần ăn những thực phẩm chứ nhiều chất xơ hằng ngày như trái cây, rau củ,,... Việc thiếu chất xơ làm giảm kích thích ruột gây nên tình trạng táo bón.
Trẻ kén ăn, thiếu chất sơ là nguyên nhân dẫn đến tóa bón |
Trẻ mắc một số bệnh lý như viêm amyđan, viêm mũi họng,... cũng là nguyên nhân làm cho trẻ bị bón bởi trẻ sẽ ăn, uống ít hơn. Đặc biệt, còn có một vài bệnh lý đặc biệt thường gây nên táo bón như phình đại tràng bẩm sinh, dài đại tràng,...
Biến chứng thường gặp ở trẻ bị táo bón kéo dài
Trẻ bị táo bón kéo dài nếu không được điều trị triệt để hiệu quả có thể dẫn đến một cố biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ có thể kể đến như:- Giảm sức đề kháng: Khi trẻ bị táo bón thường biếng ăn, có thể không hấp thụ được đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết, gia tăng sức đề kháng cho trẻ. Ngoài ra, do trẻ không thải loại lượng cặn bã chất độc trong cơ thể dễ làm cho trẻ bị suy giảm sức đề kháng.
- Bệnh trĩ: Phân không được thải ra ngoài, ứ đọng lâu ngày trong trực tràng lâu dần cản trở quá trình tuần hoàn máu của cơ thể đến bộ phận này. Dần dần gây ra bệnh trĩ, bị sa trực tràng nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn có thể mắc ung thư trực tràng rất nguy hiểm đến sức khỏe của.
- Tắc ruột: Việc phân tích trữ trong đại trực tràng lâu ngày thành khối phân rắn sẽ gây nên tình trạng bán tắc ruột hay tắc ruột có thể dẫn đến những biểu hiện như các cơn đau bụng liên tục, bụng chướng, không xì hơi hay đi ngoài được, khi sờ có thể thấy khối phân rắn.
- Nhiễm độc: Việc các chất căn bã độc hại ứ đọng lâu ngày trong đại tràng là cơ hội để các loại vi khuẩn có hại phát triển hình thành nên những chất có hại ngấm, hấp thu vào máu lâu dần dẫn đến tình trạng nhiễm độc mạn tính.
- Ung thư hậu môn-trực tràng: Phân tích trữ lâu ngày khô và cứng xuất hiện các độc tố cũng như các chất gây ung thư được tích tụ trong trực tràng lâu ngày được cho là nguyên nhân gây ung thư.
- Viêm ruột thừa: Bởi thói quen đi tiêu bị thay đổi, cũng như tình trạng trẻ bị táo bón kéo dài dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị viêm ruột thừa. Hơn nữa, khi trẻ mắc bệnh có thể xuất hiện những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, khó tiểu, tiểu dắt.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét