Sức khỏe mẹ và bé

Tuyển tập những thông tin, các bệnh thường găp, mẹo vặt, bài thuốc hay, kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe tốt nhất dành cho mẹ và bé.

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tốt hơn qua nhận biết các bệnh thường gặp

Mỗi người đều có quan niệm khác nhau khi chăm sóc mẹ và bé. Còn theo chúng tôi, để chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tốt nhất thì chúng ta cần biết được mẹ và bé thường dễ mắc những căn bệnh nào để từ đó có đươc cách phòng ngừa và chăm sóc tốt nhất. Dưới đây là những bệnh mà mẹ và bé thường gặp nhất, các bạn có thể tham khảo bổ sung kiến thức cho mình.

suc-khoe-me-va-be
Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé khỏe mạnh không phải là dễ dàng

Giai đoạn mang thai

Mang thai là quá trình tuyệt vời của chị em phụ nữ, những đây cũng là một giai đoạn mà sức đề kháng, hệ miến dịch của mẹ giảm mạnh vì phải tập trung bảo vệ thai nhi. Do đó, phụ nữ khi mang thai thường sẽ dễ mắc bệnh hơn. Các bệnh lý mắc phải trong quá trình mang thai thường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé sau này. Vậy trong hành trình mang thai, mẹ bầu thường dễ mắc các bệnh nào?

suc-khoe-me-va-be
Giai đoạn mang thai sức đề kháng của mẹ yếu rất dễ mắc bệnh

Thiếu máu

Người bình thường thiếu máu có thể bởi các bệnh lý về máu hay nhiễm giun móc, tuy nhiên đối với chị em phụ nữ khi mang thai nguyên nhân chủ yếu là bởi thiếu sắt. Để phòng ngừa tình trạng thiếu sắt, chị em phụ nữ mang thai nên lưu ý tăng cường sắt qua các loại thực phẩm có màu đỏ, trứng, cá, rau có màu xanh đậm hay những chế phẩm bổ sung sắt vào cho cơ thể.

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ rất phổ biến ở các chị em khi mang thai. Trong xuất thời gian mang thai, sự phát triển lớn dần của bào thai chèn ép những tĩnh mạch tầng sinh môn và đáy cháy, tình trạng táo bón làm cho rất nhiều mẹ bầu mắc bệnh trĩ. Bị bệnh trĩ khi mang thai không chỉ làm cho bà bầu cảm thấy tự ti mà nó còn gây rất nhiều đau đớn, bất tiện và khó khăn khi sinh hoạt, ăn uống, tiêu hóa trong suốt gian đoạn thai kì.

suc-khoe-me-va-be
Các mẹ khi mang thai chắc hẳn đều gặp những cơn đau do trĩ

Viêm âm đạo vì nấm

Đây là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Nếu mẹ bầu thấy âm đạo xuất hiện nhiều huyết trắng, cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đau rát, váng đục như sữa đông thì cần phải đến bác sĩ để khám và chữa trị ngay. Không nên để tình trạng viêm nhiễm này kéo dài sẽ làm cho mẹ dễ sinh non, nặng hơn có thể sảy thai.

Giai đoạn sau sinh

Giai đoạn sau sinh, thì người mẹ thì nguy cơ gặp phải các bệnh lí nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng rất nhiều. Vậy mẹ sau sinh thường mắc phải các vấn đề gì nào thời kì hậu sản?

Băng huyết sau khi sinh

Đây là một tai biến sản khoa tường gặp nhất (thường gặp trong 24h sau khi sinh) và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính có thể gây tử vong cho sản phụ.

suc-khoe-me-va-be
Băng huyết sau khi mới sinh rất nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời
Biểu hiện chung của nó là chảy máu nhiều ngay sau khi sinh và sổ rau. Khi máu bị chảy ra nhiều, sản phụ thường bị choáng, mạch nhanh, xanh nhợt, khát nước, huyết áp hạ, vã mồ hôi, chân tay lạnh,... Tùy vào từng nguyên nhân khác nhau (sót rau, đờ tử cung, rách đường sinh dục...) mà có thêm các biểu hiện đặc trưng khác. Lúc này, cần phải có những biện pháp can thiệp kịp thời, thích hợp cho mỗi trường hợp.

Táo bón và trĩ

Đây cũng là một trong các vấn đề thường xuyên gặp phải ở chị em phụ nữ mang thai và cho con bú. Dù bệnh không quá nghiêm trọng, tuy nhiên nó lại gây khó chịu và đau đớn dai dẳng cho mẹ bầu và cho mẹ sau sinh. Đặc biệt, khi bệnh xuất hiện kèm chảy máu sẽ khiến mẹ có thể thiếu máu trong thời gian này. 

Do đó, khi bị táo bón và trĩ trong giai đoạn mang thai hay cho con bú, mẹ cần lưu ý: uống đủ nước, thực phẩm sau sinh hàng ngày giàu chất xơ, vệ sinh hậu môn với nước ấm cùng thăm khác bác sĩ thường xuyên.

Trẻ sơ sinh thường mắc bệnh gì?

Tiêu chảy

Trẻ sơ sinh với hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện rất dễ bị tiêu chảy. Vào mua đông, trẻ thường dễ bị tiêu chảy vào mua đông hơn do rotavirus gây gây nên. Rotavirus gây nên tiêu chảy và thường kéo dài từ 3-7ngày. Trẻ nhỏ rất dễ bị tiêu chảy, đặc biệt là với trẻ trong độ tuổi từ 3-24 tháng.

suc-khoe-me-va-be
Trẻ sơ sinh thường hay mắc tiêu chảy, bệnh khá phổ biến ở trẻ em
Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy thông thường sẽ là nôn trước, sau từ 1-2 ngày thì bắt đầu thấy trẻ đi ngoài. Biến chứng nguy hiểm của tiêu chảy là mất muối, mất nước quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng trụy mạch, nặng có thể gây tử vong nếu không được bù nước kịp thời. Do đó, khi thấy trẻ bị tiêu chảy mẹ cần có những biện pháp chăm sóc và điều trị kịp thời cho trẻ.

Viêm phế quản

Bệnh về đường hô hấp, phát triển mạnh nhất khi giao mùa( đặc biệt là khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) và xuất hiện nhiều ở trẻ trong nhóm dưới 6 tháng tuổi bởi lúc này đường khí thải của trẻ còn nhỏ dễ mẫn cảm với chất gây bệnh.

Theo số liệu nghiên cứu cho thấy có đến 16% trẻ dưới 1 tuổi bị bệnh viêm phế quản cần điều trị trong bệnh viện. Nếu nhận thấy trẻ có nguy cơ vị viêm phế quản thì mẹ nên dùng thiết bị tăng âm giúp thông tắc mũi, sử dụng các dụng cụ chuyên dụng hút hết những dịch trong mũi nhằm giúp trẻ dễ thở. Khi bệnh nặng mẹ có thể sử dụng liều kháng sinh đặc biệt cho bé theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ.

Sốt

Đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau gây nên. Ở các trẻ dưới 1 tuổi, nguyên nhân chính thường gặp là bởi nhiễm siêu virut.

suc-khoe-me-va-be
Với trẻ sốt nhẹ mẹ nên chườm mát và cho trẻ mặc đồ mát là được
Khi trẻ sốt dưới 38,5 độ không cần cho trẻ uống hạ sốt, mẹ chỉ cần cho trẻ mặc đồ thoáng và chườm mát lau người cho trẻ là được.

Khi thấy trẻ sốt trên 40 độ cần phải cho trẻ đi bệnh viện ngay. Bởi nếu trẻ sốt cao trên 41 độ C, có thể xuất hiện kèm những biến chứng nguy hiểm như phù phổi, hôn mê, suy thận cấp.

Trên đây là những bệnh mẹ và bé thường gặp, các bạn nên tham khảo tìm hiểu kỹ để có thể chăm sóc sức khỏe mẹ và bé cách tốt nhất.

Xem thêm:

Nguyên nhân trẻ biếng ăn là gì? Cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Bé ăn thường ngậm làm cho bữa ăn của bé kéo dài hàng giờ đồng hồ, trẻ quấy khóc mỗi lần đến bữa ăn... Đó đều là các dấu hiện cho thấy trẻ biếng ăn mà mẹ cần phải tìm cách điều trị trẻ biếng ăn. Để có thể điều trị một cái gì đó thì chung ta cần phải nắm nó được nguyên nhân vì sao mà nó được hình thành. Vậy trẻ biếng ăn do đâu? Bài viết sau đây sẽ chỉ ra một vài nguyên nhân trẻ biếng ăn chủ yếu mẹ có thể tham khảo nhằm phòng tránh cũng như điều trị cho bé.

Những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Đồ ăn không hợp khẩu vị, không hợp với lứa tuổi của trẻ

Không phải bé nào cũng dễ ăn, rất nhiều trẻ khó tính trong việc ăn uống, cha mẹ thường nghĩ nếu trẻ ăn những loại thực phẩm như: trứng, thịt, sữa,... thì mới thực sự tốt nên bố mẹ thường xuyên cho trẻ ăn những món này. Vô tình thay, mà mẹ đã khiến cho trẻ nhàm chán với các loại thức ăn này là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.

nguyen-nhan-tre-bieng-an
Đồ ăn không hợp khẩu vị là nguyên nhân trẻ biếng ăn
Mẹ cũng nên bổ sung cho con các loại thủy, hải sản khác giàu dinh dưỡng như cua, tôm, cá biển,... những loại rau củ xanh cũng những loại hạt như đậu, lạc, vừng,... các loại hoa quả đều rất tốt cho bé. Một vài món ăn cho trẻ biếng ăn mẹ có thể áp dụng nấu cho trẻ ăn trong các bữa ăn hàng ngày.

Trẻ bị ép ăn, tạo nên tâm lí sợ mỗi lần ăn

Do lo sợ con bị đói hoặc lo sợ con thiếu chất mà bị suy dinh dưỡng nên một số các mẹ thường ép con phải ăn mà lại không để ý đến thái độ cũng như nhu cầu của bé. Đối với trẻ mỗi bữa ăn đều là một cuộc chiến, trẻ thường gào khóc để chống đối việc mẹ ép ăn.

Mẹ có thể để bé ăn cùng với gia đình hoặc với bạn nhằm tạo không khí vui vẻ cho trẻ. Khi tâm trạng trẻ tốt, kích thích cơ thể tiết nhiều men tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon miệng cũng như tiêu hóa tốt.

Trẻ thường ăn vặt, không đúng bữa

Cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn là điều hoàn toàn sai lầm. Bởi khi cho trẻ ăn trước bữa chính, trẻ sẽ thấy ngang bụng không ăn được nhiều trong bữa cơm chính.

nguyen-nhan-tre-bieng-an
Trẻ ăn vặt ngang bụng không muốn ăn khi đến bữa

Nhiễm kí sinh trùng đường ruột

Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn có thể do trẻ nhiễm các loại giun sán như giun kim, giun móc,.... Do đó, mẹ nên chú ý tẩy giun định kỳ cho bé khoảng 6 tháng 1 lần.

Thiếu một số vitamin

Một trong số các yếu tố vi lượng như kẽm và sắt tham gia vào quá trình trao đổi chất nhằm kích thích trẻ ăn ngon miệng, hấp thu tốt. Bởi vậy, việc thiếu các vitamin này có thể khiến trẻ ăn không ngon miệng, biếng ăn. Mẹ cần cung cấp bổ sung những vi chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ theo đúng chỉ định của các bác sĩ.

nguyen-nhan-tre-bieng-an
Thiếu vi lượng như kẽm và sắt khiến trẻ biếng ăn

Trẻ bị ốm

Không chỉ ở trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng vậy, khi bị ốm cơ thể thường cảm thấy mệt mọi, rất dễ cảm thấy chán ăn. Vậy làm cách nào để có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ khi đang bị ốm là thắc mắc được rất nhiều các bà mẹ quan tâm. Cho trẻ biếng ăn uống sữa, men vi sinh, men tiêu hóa là một sự lựa chọn thông minh dành cho mẹ .

Khi đã nắm rõ được những nguyên nhân trẻ biếng ăn thì mẹ có thể biết được cách điều trị cũng nhưng phòng tránh tình trạng biếng ăn cho trẻ tốt nhất. Chúc các mẹ thành công trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Cách điều trị trẻ biếng ăn hiệu quả | Trẻ hết biếng ăn tăng cân nhanh chóng

Tình trạng trẻ biếng ăn, đặc biệt là trong tuổi ăn dặm, mầm non mẫu giáo làm cho rất nhiều mẹ cảm thấy lo lắng, cố gắng tìm ra những biện pháp để có thể giúp trẻ thèm ăn trở lại. Làm cha mẹ ai cũng đều muốn bé yêu của mình ham ăn, chóng lớn, cơ thể phát triển khỏe mạnh giống như bao đứa trẻ khác. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các mẹ cách điều trị trẻ biếng ăn hiệu quả giúp trẻ thèm ăn, hứng thú hơn với mỗi bữa ăn hàng ngày. Là một trong tuyển tập những kiến thức chăm sóc sức khỏe mẹ và bé mà bạn cần nắm rõ.

Một vài nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Trẻ biếng ăn có thể bắt nguồn bởi rất nhiều các nguyên nhân khác nhau tuy nhiên phần lớn bởi hệ tiêu hoá của trẻ hoạt động không tốt. Hệ tiêu hoá xuất hiện những biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, đầy bụng, tiêu chảy hoặc táo bón làm cho trẻ biếng ăn.

cach-dieu-tri-tre-bieng-an
Có rất nhiều những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn khác nhau
Một chế độ ăn uống, thực đơn hàng ngày không hợp lý cũng làm cho trẻ biếng ăn. Nguyên nhân trẻ sơ sinh biếng ăn là bởi mẹ cho trẻ bú quá lâu dẫn đến tình trạng trẻ chán ngán dẫn đến lười ăn. Nhiều lúc trẻ không có nhu cầu bú hoặc mẹ cứ thấy trẻ khóc là bắt trẻ bú làm cho trẻ chán ngán, thay vào đó mẹ có thể ẵm và ru trẻ. Khoảng thời gian cho trẻ bú thích hợp nhất là cứ cách 3 tiếng 1 lần.

Việc cho trẻ uống quá nhiều vitamin, thuốc kích thích ăn hoặc lạm dụng kháng sinh cũng làm cho trẻ không muốn ăn. Tuyệt đối khi cho trẻ uống sữa không được hoà thuốc bởi rất dễ khiến trẻ bị ám ảnh với sữa.

cach-dieu-tri-tre-bieng-an
Nhiều trẻ biếng ăn bẩm sinh mẹ cần tập thói quen ăn cho trẻ
Ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn có thể là bởi trẻ mắc chứng biếng ăn bẩm sinh. Khảo sát cho thấy có đến 5% trẻ sinh ra chỉ muốn ngủ, chơi mà không đòi bú. Một số ít các trẻ biếng ăn sau khi đi tiêm phòng hay sau khi bị chấn thương.

Cách trị trẻ biếng ăn hiệu quả

Rất nhiều các bà mẹ khi cho con ăn thường quen bế trẻ đi rong quanh làng quanh xớm, mở tivi cho trẻ xem bày ra một đống đồ chơi cho trẻ chỉ để trẻ ăn hết bát cơm. Trên thực tế, những cách này lại là  một cách hoàn toàn trái với khoa học. Bởi chính các điều này sẽ thu hút toàn bộ tập trung của trẻ, làm cho trẻ quên mất là mình đang phải ăn.

Trẻ sẽ chỉ chú tâm vào đồ chơi hoặc nhìn chăm chăm vào tivi mà bỏ qua việc mẹ đang thúc ép mình ăn qua một bên. Điều này vô tình đã khiến cho trẻ không tự thúc trong việc ăn uống.

cach-dieu-tri-tre-bieng-an
Mẹ hãy tập Không ti vi, không đi rong, không đồ chơi với môi bữa ăn của trẻ
Do đó mẹ nên cách điều trị biếng ăn cho trẻ là áp dụng 3 không : Không ti vi, không đi rong, không đồ chơi. Một số cách điều trị trẻ biếng ăn mẹ nên áp dung như:

Cho trẻ dùng bữa ăn chung với gia đình

Có rất nhiều trẻ biếng ăn bởi yếu tố tâm lý do đó khi cho trẻ ăn mẹ nên tạo cho trẻ không khí vui vẻ nhằm giúp trẻ có cảm giác ăn ngon miệng hơn. Phương pháp tốt nhất đó là mẹ nên tạo điều kiện để trẻ ăn cùng gia đình, khi được ngồi ăn chung với gia đinh trẻ sẽ có thêm hào hứng khi ăn và đây cũng là cơ hội để giúp trẻ quan sát người lớn ăn, học cách ăn.

cach-dieu-tri-tre-bieng-an
Khi trẻ ăn cùng bữa cơm với gia đình sẽ cảm thấy vui vẻ thích thú hơn
Trẻ em thường rất muốn được người khác ghi nhận các đóng góp của mình do đó khi trẻ hoàn thành tốt bữa ăn của mình trẻ rất muốn được ông bà cha mẹ khen đề cao mình, trẻ sẽ càng muốn mình được góp phần trong bữa cơm hàng ngày gia đình, đây là cách giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Kích thích trẻ hứng thứ với bữa ăn bằng cách tạo hình bắt mắt

Các món ăn khi được trình bày đẹp cùng những màu sắc bắt mắt thì không chỉ có trẻ em mà ngay cả đến những người lớn cũng khó mà có thể cưỡng lại sự hấp dẫn của nó được. Một món ăn đẹp sẽ dẫn dụ trẻ mong muốn đến giờ ăn hàng ngày, tạo cảm giác hứng thú với bữa ăn muốn nếm thử món ăn đó ở trẻ.

cach-dieu-tri-tre-bieng-an
Trẻ em thường thích màu sắc sặc sỡ cùng hình thù ngộ nghĩnh
Từ những món có màu sắc rực rỡ từ rau củ, đến các hình thù ngộ nghĩnh được mẹ tạo ra từ cơm hay bánh trái sẽ càng tạo nên sự chú ý của trẻ hơn. Mẹ cũng có thể kham khảo thêm các món ăn cho trẻ biếng ăn nhằm điều trị tốt nhất cho trẻ.

Hạn chế đồ ăn vặt của bé

Khi đói thì chúng ta thường thèm ăn và ăn ngon hơn. Việc để trẻ ăn vặt nhiều làm chi trẻ không còn cảm thấy đói và khi đến bữa ăn chính trẻ thường không muốn ăn hoặc có ăn nhưng ăn ít. Do đó, tốt nhất mẹ không nên chiều con bằng cách cho trẻ ăn thêm đồ ăn vặt.

Trên đây là một số cách điều trị trẻ biếng ăn mà mẹ có nên lưu ý áp dụng cho trẻ nhà mình nhằm giúp trẻ ham ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong xuất quá trình phát triển của trẻ.

Các món ăn cho trẻ biếng ăn hàng ngày từ dân gian tại nhà

Có rất nhiều các nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Rất nhiều mẹ đã đưa con đi khám, tuy nhiên lại không thể đã xác định rõ nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng biếng ăn này ở trẻ. Vẫn biết phòng bệnh hơn chữa bệnh, tuy nhiên nếu phòng không được thì chúng ta phải trị. Sau đây là các món ăn cho trẻ biếng ăn được lưu truyền trong dân gian hiệu quả!

Các món ăn dành cho trẻ biếng ăn

Cao sơn tra

Cao sơn tra ăn hàng 3 lần lượng từ 10 – 30g. Cao sơn tra mang vị ngọt chua hợp khẩu vị với trẻ nhỏ, tạo kích thích thèm ăn cho trẻ, có tác dụng trong việc điều trị trẻ biếng ăn. Tuy nhiên mẹ không nên để cho trẻ ăn quá nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

cac-mon-an-cho-tre-bieng-an
Cao sơn tra nấu cháo kích thích trẻ thèm ăn.
Mẹ có thể lấy cao sơn tra tươi, mạch nha rang 3 – 10g mỗi loại , gạo nếp 50g. Đầu tiên lấy sơn tra cùng mạch nha sắc lấy nước, dùng nước này nấu thành cháo cho trẻ ăn. Khi ăn có thể cho thêm chút đường trắng, hàng ngày ăn từ 1 – 2 lần, liên tục trong 5 ngày trẻ sẽ có cảm giác thèm ăn trở lại.

Những món ăn với củ cải

Củ cải có tác dụng rất tốt đối với nhuận tràng. Nấu cháo củ cải cho trẻ ăn hàng ngày giúp hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ, kích thích thèm ăn giảm tình trạng biếng ăn ở trẻ.

cac-mon-an-cho-tre-bieng-an
Củ cải mềm hỗ trợ trẻ tiêu hóa cũng như hấp thụ dinh dưỡng
Lấy hạt củ cải 10g, 50g gạo tẻ. Trước hết, lấy hạt cải nấu thành canh, sau đó cho thêm gạo tẻ vào đun cùng bằng lửa nhỏ cho đến khi thành cháo chín nhừ. Hàng ngày cho trẻ uống một lần, liên tục 3-5 ngày bạn sẽ thấy tình trạng biếng ăn ở trẻ giảm đi khác biệt.

Cháo nước ép lê

Lấy ép lấy nước từ 3 – 5 quả lê, gạo tẻ 50g. Gạo tẻ sau khi nấu thành cháo chín nhừ cho thêm nước ép lê vào đun sôi cùng là đã có thể cho trẻ ăn. Hàng ngày ăn một lần, liên tục như vậy trong 1 tuần.

Cách điều trị trẻ biếng ăn bằng nước mía

Cho khoảng 100-150ml nước mía tươi và 50g gạo tẻ đã nấu thành cháo nhừ, đảo đều ăn khi còn nóng. Vị ngọt dịu nhẹ có trong nước mía kết hợp với gạo tẻ giúp trẻ dễ ăn, mỗi ngày một lần liên tục trong một tuần.

Hạt sen món ngon cho trẻ biếng ăn

5g hạt sen đã bỏ tâm hoặc bột sen, 30g gạo nếo, luộc hạt sen mềm sau đó cho gạo nếp vào đun cùng bằng lửa nhỏ cho đến khi hạt sen chín nhừ, cho trẻ ăn liên tục trong một tuần.

cac-mon-an-cho-tre-bieng-an
Hạt sen với hàm lượng dinh dưỡng cao thường được nấu kèm với cháo.

Nước ép dưa chuột

Lấy dưa chuột đã bỏ hạt cùng ca thơm lượng thích hợp ép lấy nước. Hòa đều cả hai loại nước ép này dùng uống giải khát, không giới hạn liều lượng, sử dụng thích hợp cho trẻ biếng ăn do nóng trong đình trệ.

Món ăn cho trẻ biếng ăn từ Đậu tằm

Dùng đậu tằm 500g, đường đỏ lượng phù hợp, đậu tằm sau khi ngâm trong nước bỏ vỏ đem phơi khô dưới nắng, nghiền thành bột. Hàng ngày lấy 30 – 60g bột đậu tằm trộn đều cùng cới lượng đường đỏ phù hợp kết hợp với nước nóng là có thể ăn được. Đậu tằm có tác dụng hiệu quả khi tỳ vị không khỏe, tiêu hóa kém khiến trẻ biếng ăn.

cac-mon-an-cho-tre-bieng-an
Đậu tằm giúp điều trị tỳ vị, hỗ trợ hệ tiêu hóa trẻ phát triển khỏe mạnh
Các món ăn cho trẻ biếng ăn hàng ngày này vừa đơn giản vừa hiệu quả. Nguyên liệu 100% tự nhiên cung cấp lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ, hỗ trợ điều trị trẻ bị rối loạn tiêu hóa kích thích lại sự thèm ăn vốn có của trẻ.

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2019

Những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ mẹ cần biết để phòng tránh táo bón cho trẻ

Tình trạng trẻ bị táo bón rất thường gặp hiện nay, thống kê cho thấy có ít nhất 30% trẻ bị táo bón. Dấu hiệu đặc trưng của táo bón là ít đi tiêu, khi đi tiêu khó hoặc bị đau ảnh hướng đến trẻ. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em để từ đó có được cách phòng ngừa hiệu quả nhất cho trẻ.

Nguyên nhân táo bón ở trẻ em

Tình trạng ráo bón ở trẻ em hiện nay đang có dấu hiệu gia tăng làm cho nhiều phụ huynh rất lo lắng cho con mình. Bởi táo bón được xem như là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng trẻ biếng ăn và sụt cân. Một số nguyên nhân chính khiến trẻ bị táo bón có thể kể đến như:

Chế độ ăn thiếu chất xơ

Đối với các trẻ còn đang bú mẹ hoàn toàn thì việc mẹ bị táo bón cũng có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ khi bú mẹ bị táo bón theo. Bởi có thể mẹ đã ăn nhiều loại thực phẩm cay nóng, không ăn hoặc ăn ít rau củ quả nhằm bổ sung thêm những chế phẩm chứa canxi và sắt, sẽ khiến cho sữa mẹ bị nóng mà gây nên tình trạng táo bón cả mẹ lẫn trẻ. Mẹ nên chú ý chế độ ăn uống nhằm đảm bảo sức khỏe mẹ và bé cách tốt nhất.

nguyen-nhan-gay-tao-bon-o-tre
Trẻ thiếu chất sơ dễ bị táo bón hơn bình thường
Đối với các trẻ lớn hơn thì việc bé lười ăn rau và hoa quả làm cho trẻ không đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng chất xơ cho cơ thể cũng làm cho tình trạng táo bón ở trẻ nặng hơn.

Trẻ uống sữa công thức

Nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ trẻ uống thêm sữa công thức thưởng mắc táo bón nhiều hơn so với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn bởi các loại sữa ngoài có chứa những thành phần khó tiêu hóa  là nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa gây nên tình trạng táo bón. Ngoài ra, cách pha sữa của mẹ cho bé chưa đúng, pha với nước cơm, pha quá loãng hoặc quá đặc cũng một phần nào làm cho trẻ dễ bị táo bón hơn.

Nhịn đi vệ sinh

Tình trạng trẻ đi lớp nhịn đi vệ sinh bởi tâm lý sợ cô giáo, ngại đi vệ sinh tại trường có thể tạo nên thói quen nhịn đi vệ sinh cho trẻ. Để rồi khi về nhà do ham chơi làm cho trẻ quên luôn đi vệ sinh. Bởi vậy, khi để tình trạng buồn đi vệ sinh kéo dài sẽ dẫn đến trẻ bị táo bón ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh, điển hình trong đó là ruột không tự chủ động đào thải phân ra ngoài.

nguyen-nhan-gay-tao-bon-o-tre
Trẻ thường khó đi ngoài và đau nếu nhịn đi ngoài lâu

Trẻ đang trong quá trình dùng kháng sinh

Việc trẻ sử dụng kháng sinh để điều trị một số bệnh do vi khuẩn vi rút cũng được xem là nguyên nhân gây táo bón trẻ. Bởi đặc tình của kháng sinh không những tiêu diệt vi khuẩn có hại gây bệnh mà nó cũng diệt luôn cả các vi khuẩn có lợi sống trong đường ruột, lâu dần làm cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến tình trạng trẻ bị táo bón.

Một vài bệnh lý bẩm sinh

Rất nhiều các trường hợp trẻ bị táo bón bởi một số bệnh lý nào đó gây ra, điển hình như: bệnh phình đại tràng bẩm sinh, nứt hậu môn, ngộ độc chì, hẹp hậu môn, v.v… Khi này, để có thể điều trị dứt điểm táo bón cho trẻ thì mẹ cần điều trị xong các bệnh lý này trước.

Hệ tiêu hoá chưa phát triển toàn diện

Trẻ từ 0-4 tuổi thường mắc táo bón nhiều hơn so với các trẻ lớn tuổi hơn mặc dù trẻ vẫn cung cấp đủ hoa quả, rau xanh,... dù cho không có mặc bệnh hoặc uống thuốc gì khác. Nguyên nhân chính là bởi trong thời gian này hệ thống đường ruột của trẻ còn trong giai đoạn hình thành phát triển nên hệ vi sinh đường ruột thường mất cân bằng.

Trẻ thiếu lợi khuẩn dẫn tới hiện tường thiếu enzym tiêu hoá, trẻ hấp thụ kém gây nên tình trạng táo bón.

Triệu chứng táo bón ở trẻ

Trẻ em hoặc trẻ sơ sinh khi bị táo thường có một hoặc tất cả những biểu hiện dưới đây:
  • Mật độ đi cầu ít hơn bình thường. Trẻ nhờ là ít hơn ba lần/tuần và ít hơn 1 lần/ngày đối với các trẻ sơ sinh.
  • Đi cầu khó, nhiều lúc phải rặn.
  • Đau mỗi lần đi cầu, phân nhiều khi dính lẫn máu bởi tổn thương niêm mạc hậu môn gây nên.
  • Phân cứng, thể tích có thể lớn đôi khi có dạng viên nhỏ như phân dê.
nguyen-nhan-gay-tao-bon-o-tre
Những dấu hiệu dễ nhận biết trẻ bị táo bón
Những triệu trứng khác thường gặp khác khi trẻ bị táo bón:
  • Đau bụng quặn.
  • Mệt mỏi.
  • Chán ăn.
  • Buồn nôn.
  • Thay đổi cảm xúc, hành vi trẻ thấy khó chịu, cáu kỉnh.
  • Thường xuyên cảm thấy bồn chồn, mắc đi vệ sinh.
Trên đây là những nguyên nhân táo bón ở trẻ em thường gặp nhất. Mẹ nên tìm hiểu kỹ để có được cách phòng tránh táo bón tốt nhất cho trẻ.

Những biến chứng nguy hiểm thường gặp ở trẻ bị táo bón kéo dài

Rối loạn tiêu hóa gây táo bón là triệu trứng thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, khi trẻ bị táo bón kéo dài không được điều trị xớm hiệu quả có thể gây nên rất nhiều những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Trẻ bị táo bón kéo dài, phân thường tích lại không thoát ra được dẫn đến tình trạng chứng bụng đầy hơi ở trẻ.

tre-bi-tao-bon-keo-dai
Một số biến chứng nguy hiểm ở trẻ bị táo bón kéo dài
Trẻ khi gặp tình trạng này thường chán ăn, ăn không ngon miệng lâu dần khiến trẻ biếng ăn, cơ thể không hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng khiến trẻ nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng. Còn rất nhiều các biến trứng khác xuất hiện khi trẻ bị táo bón kéo dài các bạn có thể tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi để có phương pháp phòng ngừa đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ.

Những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Các nguyên nhân táo bón ở trẻ em thường không mấy rõ ràng chỉ có thể nắm rõ thông qua cha mẹ hay người trực tiếp chăm sóc trẻ. Một vài nguyên nhân chính thường làm cho trẻ bị tóa bón bao gồm:

Nhịn đi tiêu: Trẻ em thường mải chơi nên khi buồn đi tiêu trẻ thường nhịn dễ làm cho trẻ bị rách hậu môn,... Trường hợp này cũng rất hay gặp ở trẻ mới đi học bởi nhà vệ sinh bẩn, thiếu sự riêng tư hoặc ngại ngùng bạn bè thầy cô, sợ bị trêu chọc.

tre-bi-tao-bon-keo-dai
Một số dấu hiệu để mẹ nhận thấy trẻ đang nhịn đi cầu
Nếu trẻ nhịn đi tiêu quá lâu sẽ làm cho phân dần đàn khô và cứng hơn. Hơn nữa, việc nhịn đi tiêu cũng làm cho đường ruột của trẻ hình thành thói quen với việc có lượng phân lớn bên trong, không tự tạo cảm giác buồn đi tiêu khi có phân.
Ăn không đủ chất xơ: Chất xơ đặc biệt quan trọng giúp kích thích ruột hoạt động hình thành nhu động ruột thường xuyên và đều đặn. Không chỉ có trẻ nhỏ mà tất cả mọi người cần ăn những thực phẩm chứ nhiều chất xơ hằng ngày như trái cây, rau củ,,... Việc thiếu chất xơ làm giảm kích thích ruột gây nên tình trạng táo bón.
tre-bi-tao-bon-keo-dai
Trẻ kén ăn, thiếu chất sơ là nguyên nhân dẫn đến tóa bón
Uống không đủ nước: Nước có tác dụng giúp làm mềm phân, giúp trẻ đi tiêu được dễ dàng, ít đau hơn.

Trẻ mắc một số bệnh lý như viêm amyđan, viêm mũi họng,... cũng là nguyên nhân làm cho trẻ bị bón bởi trẻ sẽ ăn, uống ít hơn. Đặc biệt, còn có một vài bệnh lý đặc biệt thường gây nên táo bón như phình đại tràng bẩm sinh, dài đại tràng,...

Biến chứng thường gặp ở trẻ bị táo bón kéo dài

Trẻ bị táo bón kéo dài nếu không được điều trị triệt để hiệu quả có thể dẫn đến một cố biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ có thể kể đến như:
  • Giảm sức đề kháng: Khi trẻ bị táo bón thường biếng ăn, có thể không hấp thụ được đầy đủ những chất dinh dưỡng cần thiết, gia tăng sức đề kháng cho trẻ. Ngoài ra, do trẻ không thải loại lượng cặn bã chất độc trong cơ thể dễ làm cho trẻ bị suy giảm sức đề kháng.
  • Bệnh trĩ: Phân không được thải ra ngoài, ứ đọng lâu ngày trong trực tràng lâu dần cản trở quá trình tuần hoàn máu của cơ thể đến bộ phận này. Dần dần gây ra bệnh trĩ, bị sa trực tràng nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn có thể mắc ung thư trực tràng rất nguy hiểm đến sức khỏe của.
  • Tắc ruột: Việc phân tích trữ trong đại trực tràng lâu ngày thành khối phân rắn sẽ gây nên tình trạng bán tắc ruột hay tắc ruột có thể dẫn đến những biểu hiện như các cơn đau bụng liên tục, bụng chướng, không xì hơi hay đi ngoài được, khi sờ có thể thấy khối phân rắn.
  • Nhiễm độc: Việc các chất căn bã độc hại ứ đọng lâu ngày trong đại tràng là cơ hội để các loại vi khuẩn có hại phát triển hình thành nên những chất có hại ngấm, hấp thu vào máu lâu dần dẫn đến tình trạng nhiễm độc mạn tính.
  • Ung thư hậu môn-trực tràng: Phân tích trữ lâu ngày khô và cứng xuất hiện các độc tố cũng như các chất gây ung thư được tích tụ trong trực tràng lâu ngày được cho là nguyên nhân gây ung thư.
  • Viêm ruột thừa: Bởi thói quen đi tiêu bị thay đổi, cũng như tình trạng trẻ bị táo bón kéo dài dẫn đến trẻ có nguy cơ cao bị viêm ruột thừa. Hơn nữa, khi trẻ mắc bệnh có thể xuất hiện những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, khó tiểu, tiểu dắt.
Trên đây là một số biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị táo bón kéo dài. Bạn nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây táo bón ở trẻ để có được cách phòng ngừa cũng nhưng tìm hiểu thêm về cách điều trị táo bón cho trẻ để tránh những biến chứng mà bệnh gây nên.

Phương pháp chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong tại nhà cho mẹ

Trong dân gian hiện nay có rất nhiều phương giáp để điều trị táo bón cho trẻ và một trong số những cách chữa đặc biệt hiệu quả đó là chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong. Vậy phương pháp này hiệu quả ở đây và phương pháp thực hiện như thế nào nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây để chăm sóc sức khỏe trẻ cách tốt nhất nhé!

Chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong tại nhà

Hệ tiêu hóa của trẻ trong thời gian này vẫn còn trong giai đoạn hình thành nên rất non yếu nên khi mẹ chỉ cần cho trẻ ăn uống không phù hợp hoặc nguồn sữa trẻ uống vào có vấn đề có thể nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Táo bón làm cho trẻ khó đi ngoài, lâu ngày mới đi ngoài gây nên hiện tượng đau bụng, chướng bụng, biếng ăn,... nếu để lâu dài có thể gây nên rất nhiều các biến chứng nguy hiểm cho trẻ như sa trực tràng, nứt kẽ hậu môn,...

chua-tao-bon-cho-tre-so-sinh-bang-mat-ong
Đối với trẻ sơ sinh mẹ nên điều trị táo bón cho bé bằng cách thụt
Do thế, các mẹ cần phải tìm ngay cho trẻ biện pháo để khắc phục tình trạng táo bón này càng sớm càng tốt. Và một phương khá hiệu quả mà chúng tôi muốn giới thiệu đến mẹ đó là sử dụng mật ong. Chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong được xem là phương pháp an toàn và hiệu quả mẹ nên áp dụng xớm cho trẻ.

Hướng dẫn thực hiện chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong

Đối với các trẻ sơ sinh còn dưới 1 tuổi thì các mẹ chỉ nên áp dụng phương pháp chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong bằng cách thụt cho trẻ, chứ không nên lấy mật ong để chế biến trong các món ăn bởi hệ tiêu hóa trẻ chưa hoàn thiện nên mật ong sẽ dễ gây ngộ độc cho trẻ.

Cách tiến hành thụt chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong như sau:
  • Bước 1: Lấy một chút mật ong nguyên chất cho ra chén nhỏ
  • Bước 2: Lấy tăm bông nhúng đều vào mật ong sau đó xoa đều xung quanh bên ngoài ngoài hậu môn, nên đút hơi nhẹ vào bên trong hậu môn của trẻ.
Các mẹ chỉ cần áp dụng phương pháp chữa này khoảng 3 lần là đã có thể giúp trẻ dễ dàng đi ngoài, gần như còn chấm dứt được hẳn chứng táo bón ở trẻ.

Chú ý khi áp dụng phương pháp điều trị táo bón ở trẻ sơ sinh với mật ong

Việc sử dụng mật ong để điều trị táo bón ở trẻ được công nhận là một trong những cách dân gian rất hiệu quả bởi nó giúp trẻ có thể dễ dàng đi ngoài hơn. Nhưng, phương pháp làm này cũng không nên áp dụng quá nhiều, đặc biệt là trong các trường hợp trẻ mắc táo bón nhẹ thì không nên áp dụng cho trẻ. Do nếu quá lạm dụng phương pháp này thì sẽ không tốt cho trẻ, làm cho trẻ không còn phản xạ rặn hoặc càng về sau sẽ làm cho trẻ dễ bị mắc chứng mất tự chủ khi đi vệ sinh.

chua-tao-bon-cho-tre-so-sinh-bang-mat-ong
Kết hợp xoa bụng kích thích nhu động ruột hoạt động đẩy chất thải ra ngoài
Hơn nữa, một vài trường hợp trẻ bị táo bón kéo dài do phân đã trở nên lớn và quá rắn nên khi tiến hành thụt bằng mật ong có thể dẫn đến tình trạng nứt kẽ hoặc chảy máu hậu môn ở trẻ. Do đó, nhằm đặt hiệu quả tối đa giúp trẻ dễ dàng đi ngoài thì mẹ nên làm mềm phân trước khi thụt cho trẻ bằng những cách như:
  • Đối với trẻ sơ sinh còn đang bú sữa mẹ thì nên cho trẻ bú nhiều hơn nữa để giúp phân của trẻ trở nên mềm và dễ đi hơn.
  • Đối với các trẻ đã và đang bú sữa công thức thì mẹ nên lựa chọn cho bé sản phẩm sữa có chứa hệ chất xơ FOS hoặc GOS là tốt nhất. Vì đây là các thành phần chất xơ hòa tan có tác dụng giúp ngăn ngừa chứng táo bón ở trẻ rất tốt.
  • Mẹ cũng cần xem lại thực đơn và chế độ ăn uống hàng ngày của mình cũng như của trẻ xem đã khoa học hay chưa. Mẹ nên đảm bảo bổ sung đầy đủ cân đối những dưỡng chất quan trọng, tăng cường ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước, hạn chế ăn những loại thực phẩm có tính cay nóng, khó tiêu…
Khi trẻ bị táo bón mẹ nên xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ nhằm kích thích nhu động ruột của trẻ có thể hoạt động tốt đẩy chất thải ra ngoài. Mẹ nên bổ sung men vi sinh với hàm lượng lớn lợi khuẩn Probitotic cho trẻ nhằm cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tình trạng trẻ bị táo bón tốt hơn.

Trên đây là cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong đơn giản và hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng cho trẻ ngay tại nhà nhắm tránh tình trạng trẻ bị táo bón kéo dài.

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2019

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bệnh lý thường gặp ở trẻ em hiện nay

Trẻ bị tối loạn tiêu hóa thường có những biểu hiện như nôn trớ, ỉa chảy, táo bón,  đầy bụng… Nếu để tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài dễ khiến trẻ biếng ăn, thiếu chất, suy dinh dưỡng, chậm lớn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Có rất nhiều những nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa như chế độ dinh dưỡng hàng ngày không hợp lý hay bởi việc trẻ dùng thuốc kháng sinh lâu dài… Vậy mẹ đã nắm rõ được rõ kiến thức về rối loạn tiêu hóa ở trẻ em? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa là gì?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường bởi hệ vi sinh bị mất cân bằng, hệ vi sinh ở ruột có vai trò quan trọng đối với việc tiêu hóa của trẻ. Do ở trẻ em, hệ vi sinh vẫn chưa hoàn thiện nên các hoạt động không được bình thường dễ dẫn đến hiện tượng rối loạn tiêu hóa gây nên tình trạng táo bón, tiêu chảy hoặc có thể nôn trớ… Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trở nếu không được phát hiện điều trị kịp thời có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ lâu dần khiến trẻ bọ còi xương, suy dinh dưỡng.

tre-bi-roi-loan-tieu-hoa
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Chuyển đổi xớm từ chế độ bú sữa sang chế độ ăn dăm: Trong lúc hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, các chức năng của hệ tiêu hóa chưa phù hợp để chuyển sang chế độ ăn dặm. Khi này, một phần thức ăn có thể được tiêu hóa và một phần không thể, phần thức ăn không thể tiêu hóa được hoàn toàn sẽ là cơ hội giúp cho các vi khuẩn có hại xâm nhập vào gây bệnh. Bởi vậy, mẹ nên từ từ cho trẻ mỗi ngày ăn chút một để hệ tiêu hóa của trẻ có thể làm quen với chế độ ăn dặm.

Dùng các loại kháng sinh trong thời gian dài: Bởi đặc tính tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi lẫn hại cảu kháng sinh. Mà các vi khuẩn có hại có thể lợi dụng xâm nhập vào cơ thể làm mất đi sự cân bằng của hệ vi sinh dấn đến tình trạng trẻ bị loạn tiêu hóa.

tre-bi-roi-loan-tieu-hoa
Chế độ ăn uống không phù hợp, trẻ ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Chế độ ăn uống hàng không hợp lý, khoa học như giàu đạm mà ít chất xơ, trẻ ăn nhiều đường cùng các loại thực phẩm giàu chất béo hay đơn giản là không đảm bảo vệ sinh cũng sẽ có thể gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Khi bị rối loạn rrẻ thường lười ăn, không hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu trong giai đoạn phát triển của trẻ.


Môi trường xung quanh và vệ sinh cá nhân không tốt: Đây cũng được cho là nguyên nhân gây nên tình trạn rối loạn tiêu hóa ở trẻ, khi trẻ sống và thường xuyên tiếp xúc với môi trường không được sạch sẽ hay việc trẻ chưa tự mình ý thức trong việc vệ sinh cá nhân dễ để vi khuẩn xấu xâm nhập vào cơ thể, làm mất cân bằng hệ vi sinh dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Một vài triệu chứng mẹ có thể dễ dàng nhận thấy khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa như:
  • Tiêu chảy.
  • Nôn trớ.
  • Chướng bụng, đầy hơi.
  • Táo bón.
  • Đau bụng.
  • Chán ăn, chậm tăng cân.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?

Khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa mà chưa nắm rõ được nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì mẹ không nên mua ngay các loại thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa về cho trẻ uống. Khi nhận thấy trẻ bị rối loạn tiêu hóa mà nguyên nhân không đến từ các loại thực phầm cũng như chế độ ăn uống hàng ngày và vệ sinh thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để trẻ được các bác sĩ khám đứa ra những lời khuyên giúp mẹ có thể điều trị triệt để tình trạng này ở trẻ.

tre-bi-roi-loan-tieu-hoa
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng lượng chất hàng ngày cung cấp cho trẻ.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường mất nước, bởi vậy mẹ nên bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể trẻ.

Thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường cho trẻ ăn những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như: rau sam, rau khoai lang, rau má, thanh long, đu đủ, bưởi, quýt, cam, chuối… Thực đơn hàng ngày cho trẻ cũng cần hạn chế những loại thức ăn chứa nhiều đường, dầu mỡ và chất béo. Các loại thực phẩm cũng như khẩu phần ăn cần phải phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Giữ gìn tốt vệ sinh cá nhân cũng như môi trường xung quanh của trẻ, đảm bảo cho trẻ sống trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ. Đặc biệt, luôn rửa tay bằng các loại xà bông diệt khuẩn trước khi ăn cùng sau khi đi vệ sinh, hạn chế để trẻ chơi tại những khu có rác bẩn.

Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tốt thực sự không phải dễ dàng, mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thật nhiều những kiến thức qua các bài viết sau để có cho mình được cách chăm con hiệu quả nhé!

Nhận biết triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ giúp điều trị hiệu quả

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị rối loạn tiêu hóa bởi hệ tiêu hóa trẻ chưa được hoàn thiện. Đặc biệt là ở các trẻ chuyển sang giai đoạn ăn dặm.Có rất nhiều các nguyên nhân dẫn dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ như chế độ ăn uống, bệnh lý, sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài, môi trường trẻ sống không hợp vệ sinh…

Bài viết hôm nay chúng tôi là về các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ giúp mẹ dễ dàng nhận biết để kịp thời có những phương án điều trị kịp thời đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Nôn trớ

Khác với người lớn, ở độ tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa được hoàn thiện đầy đủ, các chức năng tiêu hóa không được tốt. Cấu trúc hệ tiêu hóa của trẻ với dạ dày – thực quản nhỏ kết hợp với hực quản ngắn, lớp cơ vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh còn yếu, phần dưới hơi nở rộng, sự co thắt bất thường của cơ tâm vị khiến trẻ rất dễ bị nôn trớ.

trieu-chung-roi-loan-tieu-hoa-o-tre
Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa thường có biểu hiện nôn trớ.
Lúc trẻ ăn hoặc bú quá no dẫn đến hiện tượng trào ngược các chất có trong dạ dày vào trong thực quản khiến trẻ bị nôn chớ. Bởi vậy, mẹ chỉ nên cho trẻ ăn đủ no, không bắt ép ăn cho hết hay cần chú ý đến dừng khi no ở độ tuổi của trẻ.

Trẻ đến 2 tuổi sẽ không còn xuất hiện tình trạng nôn trớ này nữa, nếu sau 2 năm tuổi mà trẻ vẫn có các biểu hiện nôn trớ nhiều thì mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế..

Tiêu chảy

Tiêu chảy cũng là một trong các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. rối loạn tiêu khóa khiến trẻ bị tiêu chảy phân lỏng từ 3 lần trở lên mỗi ngày. Nếu để tình trạng tiêu chảy ở trẻ kéo dài cơ thể trẻ sẽ bị mất nước dần, mất chất điện giải. Trong trường hợp trầm trọng trẻ có thể tử vong nếu như không được bù nước cũng như điện giải bị mất đi kịp thời.

Nếu nhận thấy tình trạng tiêu chảy ở trẻ có tiến triển cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay những cơ sở ý tế uy tín để điều trị. Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ, ăn các thức ăn loãng, dễ dàng tiêu giúp tăng cường sức khỏe cho trẻ. Trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể chóng phục hồi, chống đỡ được bệnh, không bị suy sụp bởi thiếu chất dinh dưỡng sau khi bị tiêu chảy

trieu-chung-roi-loan-tieu-hoa-o-tre
Tiêu chảy là triệu trứng thường thấy nhất khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy thường là bởi môi trường mất vệ sinh, trẻ ăn đồ ăn không đảm bảo vệ sinh. Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy, cha mẹ phải quan tâm chú ý đến vệ sinh cho trẻ, thực hiện phương châm ăn chín uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau ăn đặc biệt là sau khi đi vệ sinh.

Táo bón

Táo bón được hiểu ở đây không phải là một căn bệnh mà nó là triệu chứng được xuất hiện của rất nhiều các loại bệnh khác nhau điển hình trong đó là rối loạn tiêu hóa. Khác với tiêu chảy, táo bón làm cho trẻ ít đi tiêu hơn bình thường, phân to, cứng khiến trẻ cảm thấy đau rát mỗi lần đi tiêu, nhiều khi xuất hiện cả máu.

Táo bón là chứng rất nguy hiểm cho trẻ khi xuất hiện bời cấu tạo thành dạ dày ở trẻ lúc này còn non yếu, nếu để tình trạng táo bòn kéo dài trẻ rất dễ mắc viêm ruột, thủng ruột… Bởi vậy, cha mẹ nên chú ý quan tâm đến trẻ, khi thấy trẻ có hiện tượng bị táo bón nhiều ngày không khỏi cần đưa đi khám ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như có được phương pháp điều trị thích hợp.

trieu-chung-roi-loan-tieu-hoa-o-tre
Táo bón khiến trẻ đau rát mỗi lần đi tiêu.
Táo bón xuất hiện ở trẻ thường bởi chế độ ăn uống hàng ngày, thường gặp nhất ở các trẻ bị suy dinh dưỡng. Do đó, việc đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ là rất quan trọng, tăng cường cho trẻ ăn nhiều các loại hoa quả, rau xanh, luyện tập các bài tập thể dục phù hợp với trẻ nhằm nâng cao sức khỏe cũng như sức đề kháng cơ thể đang trong giai đoạn phát triển hoàn thiện. Mẹ nên chú ý điều trị táo bón cho trẻ tránh để tình trạng trẻ bị táo bón kéo dài.

Đau bụng, đầy hơi

Khi trẻ bị đau bụng, đầy hơi làm cho trẻ khó chịu quấy khóc. Các cơn đau bụng thường xuất hiện đột ngột, nhiều khi kéo dài hàng giờ đồng hồ là triệu chứng điểm hình của bệnh rối loạn tiêu hóa. Nhiều khi trẻ chỉ cần đi tiêu là có thể hết đau.

Nguyên nhân thường thấy gây ra triệu chứng này bởi trẻ ăn quá no hoặc khi trẻ quá đói, ngoài ra còn bởi những bệnh lý khác như thoát vị bẹn, lồng ruột. Để có thể phòng ngừa đau bụng, đầy hơi ở trẻ thì các mẹ không nên để trẻ ăn quá no mà nên chia nhỏ các bữa ăn vào các thời điểm khác nhau trong ngày, tùy vào mỗi độ tuổi của trẻ mà có những chế độ phù hợp.

Chán ăn, chậm lớn, chậm tăng cân

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường không muốn ăn, chán ăn, mệt mỏi. Lâu dần khiến trẻ thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến quá trình tăng cân của trẻ, nhiều lúc còn khiến trẻ giảm cân không tăng.

trieu-chung-roi-loan-tieu-hoa-o-tre
Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ chứng bụng, đầy hơi dẫn đến chán ăn.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Để khắc phục tối đa triệu chứng này, các mẹ nên chú ý thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày cho trẻ, chế biến các món trẻ thích ăn mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dương, thay thế những thực phẩm bằng những chất dinh dưỡng dễ kích thích trẻ ăn như sữa, hoa quả,... Nhằm có thể bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ.

Việc nhận biết các triệu chứng rối loạn tiêu hóa là khi trẻ đã mắc bệnh. Các mẹ cần tìm hiểu rõ hơn về những nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa để có được cho trẻ những cách phòng ngừa hiệu quả nhất.

Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ cần nắm rõ ngay hôm nay

Trẻ em là đồi tượng dễ bị rối loạn tiêu hóa nhất hiện nay. Nhiều chị em lần đầu làm mẹ vẫn chưa có kinh nghiệm lắm trong việc chăm nuôi con thường dễ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Bài viết hôm nay chúng tôi xin được gửi đến các bạn những nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường thấy nhất.

Nắm rõ được những nguyên nhân này mẹ hoàn toàn an tâm phòng ngừa cho bé nhà mình phát triển khỏe mạnh.

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Trước khi nói đến những nguyên nhân, chúng tôi nói qua một chút về những triệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ em thường hay mắc phải. Mẹ cũng nên biết để kịp thời có những phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ.
  • Rối loạn đại tiện: Trẻ bị rối loạn tiêu có thể bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày hoặc táo bón.
  • Đau bụng: Đau bụng thường xuất hiện với những cơn đau, mức độ khác nhau từ đau nhẹ cho đến đau quằn quại có thể thấy đau như bị dao cắt. Các cơn đau thường tập chung xuất hiện tại vùng bụng dưới bên trái, nhưng thi thoảng cũng có thể xuất hiện tại những vị trí khác.
  • Đầy hơi: Bởi sự lên men của vi sinh vật trong hệ tiêu hóa hoặc rối loạn chuyển hóa tinh bột có thể khiến cho trẻ gặp phải triệu chứng đầy hơi, kèm theo đó là hiện tượng bụng căng to, sình bụng khiến trẻ biếng ăn. Đây là một trong những triệu chứng điển hình nhất của bệnh rối loạn tiêu hóa.
Song song với đầy hơi trẻ còn xuất hiện thêm những biểu hiện như hôi miệng, đắng, ợ chua, buồn nôn, nôn mửa…

nguyen-nhan-tre-bi-roi-loan-tieu-hoa
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể bị tiêu chảy trên 3 lần/ngày

Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường gặp

Dù là bệnh nào cũng vậy, để có hướng chữa trị phù hợp, hiệu quả thì cần phải xác định rõ được nguyên nhân chính gây bệnh. Các mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 5 nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay dưới đây nhé:

Sức đề kháng kém

Khác với người lớn, ở trẻ em những cơ quan trong cơ thể vẫn chưa thể phát hoàn thiện chức năng, sức đề kháng của trẻ còn kém trước nhiều loại vi khuẩn. Bởi vậy, trẻ thường rất dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn có hại từ môi trường bên ngoài.

Ngoài ra, hệ vi khuẩn có lợi ở hệ tiêu hóa trong cơ thể trẻ vẫn chưa đủ mạnh để ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể từ đường hô hấp, ăn uống. Lúc này, tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ xuất hiện kèm theo những biểu hiện như: Đau bugnj, tiêu chảy, táo bón, nôn mửa…

Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài

Trẻ thường hay mắc phải một số bệnh lý khác nhau và cần được điều trị bằng kháng sinh theo sự chỉ định của các bác sĩ trong thời gian dài sẽ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa ở trẻ.

nguyen-nhan-tre-bi-roi-loan-tieu-hoa
Kháng sinh tiêu diệt cả lợi và hại khuẩn làm mất cân bằng hệ vi sinh.
Do kháng sinh tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi lẫn vi khuẩn có hai của đường ruột, mà tốc độ phát triền của lợi khuẩn của bé thường chậm hơn so với hại khuẩn gây nên tình trạng loạn khuẩn, dẫn đến tình trạng tiêu chảy nhiều lần trong ngày.

Chế độ ăn uống không hợp lý

Không ít mẹ còn thiếu kinh nghiệm trong việc chăm con cái, nhất là ở các mẹ lần đầu làm mẹ thường cho bé ăn đồ ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh, hay là những lọa thực phẩm chứa nhiều protein, dầu mỡ, đường,… làm cho trẻ bị khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy…

Trong các bữa ăn của trẻ, nếu mẹ để trẻ ăn quá no hoặc ăn cùng lúc quá nhiều một loại thức ăn nào đó cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa bởi hệ tiêu hóa của trẻ vẫn kém chưa hoàn thiện, không thể hấp thụ hết lượng thức ăn trẻ ăn.

Môi trường ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh

Không khi trong môi trường sống thường có chứa rất nhiều các loại vi khuẩn có khả năng khiến trẻ bị loạn tiêu hóa nếu mẹ không có những biện pháp phòng ngừa, giữ gìn vệ sinh cho bé cẩn thận.

nguyen-nhan-tre-bi-roi-loan-tieu-hoa
Môi trường ô nhiễm là cơ hội để hại khuẩn sâm nhập vào cơ thể trẻ.
Khi trẻ chơi cùng đồ chơi, tiếp xúc trực tiếp với thú vật, bám vào các đồ dùng có vi khuẩn hoặc sau mỗi lần đi vệ sinh không rửa tay… chính là những nguy cơ tiềm ẩn mà không được ngờ đến gây nên chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Rối loạn tiêu hóa bởi những bệnh lý

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa cũng có thể là bởi một vài bệnh như viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm ruột… ở trẻ.

Làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Đây cũng là thắc mắc của không ít cha mẹ khi thấy con trẻ mình gặp phải vấn đề này. Khi nhận thấy trẻ có một trong các biểu hiện như: táo bón, tiêu chảy, nôn trớ, buồn nôn, chán ăn… các bạn cần làm ngay các điều dưới đây:
  • Để trẻ ăn các đồ dễ tiêu hóa như: cháo, bột… tiến hành chia nhỏ ra những bữa ăn trong ngày.
  • Tăng cường ăn thêm các loại rau xanh, hoa quả nhằm bổ sung lượng chất xơ cũng như lượng vitamin cần thiết, đặc biệt là bổ sung vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
  • Trẻ bị tiêu chảy thường mất nước nên mẹ cần bổ sung nước điện giải cho trẻ.
  • Sử dụng men vi sinh nhằm cân bằng hệ vi khuẩn cũng như tăng cương các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa trẻ hoạt động bình thường.
  • Không để trẻ ăn các loại thức ăn không rõ nguồn gốc, các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ.
  • Đặc biệt là vệ sinh môi trường sống, đồ chơi, bàn ghế, giường… của trẻ thường xuyên, tránh để các vi khuẩn hại có cơ hội xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Khi nhận thất các triệu chứng rối loạn của trẻ kéo dài, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế để có thể khám và điều trị kịp thời đảm bảo sức khỏe cho bé.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Thực phẩm nào tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ, điểm đầu tiên các mẹ cần nằm rõ khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa là mất nước do đó mẹ cần nhanh chóng bổ sung lượng nước cần thiết cho con. Song song với việc điều trị thì chế độ ăn uống cho trẻ khi này cũng rất quan trọng.

Bởi vậy, hãy cùng chung tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì để chăm sóc sức khỏe cho bé cách tốt nhất các mẹ nhé!

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì là tốt?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường gặp các vấn đề về chức năng của hệ tiêu hóa như: chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, phân sống. Để biết được trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, trước hết mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân khiến trẻ bị tối loạn tiêu hóa là bởi sự thay đổi sang chế độ ăn dặm của trẻ.

tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-nen-an-gi
Hệ tiêu hóa trẻ chưa hoàn thiện dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Trẻ không tiêu hóa hấp thụ được tất cả thức ăn trẻ ăn hay bởi các bệnh lý của cơ thể, sử dụng dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Một số, thực phẩm trẻ nên ăn khi bị rối loạn tiêu hóa như:

Gạo

Khi trẻ đã đủ tuổi có thể ăn dặm thì mẹ nên cho trẻ ăn cháo hoặc cơm nát sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn rất nhiều. Bởi trong gạo có chứa nhiều tinh bột rất dễ tiêu hóa. Không chỉ có vậy, gạo còn có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa của các loại thực phẩm khác tốt hơn sau mỗi bữa ăn của trẻ.

Rau xanh

Không chỉ khi có bệnh mới ăn rau xanh, mà mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh ngay trong cả các bữa ăn hàng ngày. Các loại rau xanh trẻ nên ăn khi bị rối loạn tiêu hóa như bó xôi, mồng tơi, rau dền, rau đay, rau ngót,… đều có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh cũng như loại bỏ đi các thức ăn không thể tiêu khác.

tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-nen-an-gi
Rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất cho trẻ
Rau xanh với hàm lượng cao vitamin và khoáng chất thiết yếu giúp tiêu hóa các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo không lành mạnh cản trở trong quá trình hoạt động tiêu hóa của con.

Sữa mẹ

Theo đánh gái của những chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 0 – 12 tháng nên được bú mẹ đầy đủ trong xuất giai đoạn này đề hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, hoạt động tốt hơn. Trẻ đến tuổi ăn dặm vẫn cần tiếp tục bú mẹ trong suốt một năm đầu đời, bởi sữa mẹ là nguồn cung cấp đầy đủ nhất lượng dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng tốt nhất cho trẻ trong đó có cả men vi sinh (thường thấy trong sữa chua).

Sữa chua

Sữa chua là sự lựa chọn chủ yếu của đại đa số bác sĩ để trả lời cho câu hỏi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì. Khi nhận thất trẻ bị táo bón, tiêu chảy, ăn uống khó tiêu thì mẹ nên cho trẻ ăn từ 1 – 2 cốc sữa chua mỗi ngày.

tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-nen-an-gi
Hàm lượng cao lợi khuẩn có trong sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh. 
Các loại vi khuẩn có lợi trong sữa chua giúp cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn đường ruột cũng như thúc đẩy cân bằng hệ tiêu hóa trẻ khỏe mạnh.

Chuối

Chuối luôn là thực phẩm nằm trong danh sách những thực phẩm quan trọng góp phần cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Lượng enzyme có trong chuối cung cấp cho cơ thể trẻ đến 6 vitamin cùng 11 loại khoáng chất.

tre-bi-roi-loan-tieu-hoa-nen-an-gi
Chuối được đánh giá cao đối với hệ tiêu hóa của trẻ.
Hàng ngày, mẹ chỉ cần cho bé ăn 1 quả chuối là đã cung cấp đầy đủ năng lượng cũng như dinh dưỡng cho toàn cơ thể. Chuối là thực phẩm rất tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là tình trạng táo bón ở trẻ.

Thịt gà

Đối với các trẻ mới chuyển sang giai đoạn ăn dặm với thịt, thịt gà là lựa chọn hàng đầu bởi bổ dưỡng, dễ tiêu và giúp trẻ dễ hấp thụ duy trì cân nặng của trẻ ổn định. Ngoài ra, trong thịt gà hàm lượng chất béo bão hòa thấp, gà khi luộc mẹ có thể trộn thức ăn cùng với nước dùng thì những enzym trong thịt giúp làm dịu dạ dày của trẻ khi đang bị rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra mẹ cũng có thể cho trẻ ăn thêm các loại thực phẩm như:
  • Dứa
  • Bánh mì
  • Táo nghiền
  • Khoai lang
  • Hạt ngũ cốc
  • Quả bơ
  • Yến mạch
  • Cho bé uống đủ nước
  • Thuốc bổ sung men vi sinh
Chắc hẳn mẹ đã có thể giải đáp thắc mắc trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Mẹ nên cân nhắc lựa chọn những thực phẩm phù hợp với trẻ giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, phát triển khỏe hơn.

Cách làm đẹp cho bé gái mẹ đã biết? Bí quyết làm đẹp từ nhỏ

Con cái đẹp từ trong bụng luôn là mong muốn của rất nhiều các mẹ bỉm sữa. Nhất là đối với các chị em sinh con gái thì lại càng thích bé gái nhà mình lớn lên thành một nàng công chúa hấp dẫn nhất. Những cách làm đẹp cho bé gái sau đây sẽ trợ thủ đắc lực cho các mẹ trong việc mong muốn cho con mình trở nên từ ngay lúc sinh ra. Sau đây các mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để bắt đầu “nắn con” sắc đẹp của bé từ trong bụng nhé!

Cách làm đẹp cho bé từ khi còn nhỏ

Chân mày lá liễu nằm trong lòng bàn tay mẹ

Để con sở hữu chân mày, lông nheo dài đen cũng như có hình thù rõ ràng, các mẹ hãy áp dụng các tuyệt chiêu ăn uống ngay từ lúc mang thai. Thường xuyên bổ sung các thực phẩm đa dạng dinh dưỡng cho thai kỳ như vitamin E, protein, biotin như trứng, quả óc chó, khoai lang, các loại cá có hàm lượng các chất béo có lợi.

Khi bé mới chào đời, các mẹ nên chịu khó lấy lá trầu ngắt lấy cuống rồi sử dụng cuống đấy định hình chân mày cho bé.

cach-lam-dep-cho-be-gai
Lông mày quyết định rất nhiều đến khuân mặt trẻ
Một trong những mẹo khác cũng cực hay là sử dụng cỏ nhọ nồi để vẽ chân mày từ khi bé đầy tháng, chân mày sẽ mọc dày đều cũng như có hình dạng rõ ràng.

Lông mày quyết định rất nhiều đến khuân mặt cũng như thần thái của mỗi con người. Bởi vậy, các mẹ không nên bỏ qua các phương pháp săn sóc lông mày cho con trong khoảng thời gian con còn bé mẹ nhé.

Da trắng đẹp từ trong bụng

Để bé có được làn da trắng hồng, lúc mang thai các mẹ được mách cho bí kíp dùng nước dừa thường xuyên. Trong khoảng từ tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ bầu uống nước dừa sẽ cung cấp 1 lượng vitamin, khoáng chất nuôi dưỡng thai nhi, em bé lại vừa sạch sẽ, trắng hồng khi sinh ra. Lượng vitamin này cũng giúp sức khỏe mẹ và bé trong giai đoạn này đảm bảo, tăng cường sức đề kháng trước các tác nhân gây bệnh

Không những vậy, các mẹ còn nên cố gắp tập cho con uống nước dừa từ sớm để bé sở hữu cho mình làn da hồng hào khỏe mạnh hơn.
cach-lam-dep-cho-be-gai
Ngay từ khi còn trong bụng, mẹ nên uống nước dừa
Kể từ lúc con 1 tuổi, các mẹ hãy cho con làm quen với nước dừa một trong những thức uống cho bà bầu tốt nhất, với phương pháp uống hàng ngày. Không những thế, các mẹ cần đảm bảo tuyệt đối nước dừa sử dụng cho bé không được được để lâu. Mẹ cũng lưu ý, chỉ nên cho bé uống nước dừa ban ngày chứ không nên uống vào buổi tối.

Sở hữu vóc dáng đẹp như người mẫu

Đại đa số các trẻ bị chân vòng kiềng, chữ bát, chân cong khiến cho các mẹ không khỏi lo âu. Để tránh được trường hợp này, các mẹ nên thường xuyên massage kết hợp với nắn chân cho con ngay diễn ra từ lúc mới sinh.

Mỗi ngày, các mẹ chăm chỉ nắn bóp cùng kéo nhẹ chân cho bé khoảng từ 2 – 3 lần sẽ giúp chân bé được thẳng và dong dỏng. Ngoài ra, chị em cũng nên lưu ý không bế cặp nách vì chính kiểu bế này dễ làm cho chân bé bị vòng kiềng dẫn đến mất thẩm mỹ.
cach-lam-dep-cho-be-gai
massa chân bé giúp bé phát triển nhanh hơn
Sai trái nữa cũng rất dễ khiến cho trẻ bị cong chân xấu xí đó chính là các mẹ tập đi cho bé quá sớm. Nếu như bé vẫn chưa sẵn sàng, mẹ không nên ép bé tập đi vì khi này hệ xương của bé chưa lớn mạnh hoàn thiện cũng như chắc chắn. Trọng lượng của bé sẽ dồn hết xuống phần chân sẽ gây nên hiện trạng chân vòng kiềng, chân chữ bát khiến bé khi lớn lên dễ mất tự tin trong tương lai.

Môi đỏ như cánh hồng nhung

Để giữ được cho đôi môi trẻ luôn mềm mịn cũng như có độ đỏ nhất thiết, chị em cũng nên nghiên cứu đến việc sử dụng dầu ô-liu.

Trẻ trong khoảng từ một tuổi trở lên đã có thể thử rất nhiều các lại thực phẩm khác nhau nên các mẹ không cần phải quá lo âu về việc sử dụng dầu oliu liệu có hại cho con hay không.
cach-lam-dep-cho-be-gai
Đôi môi đỏ mọng cũng toát lên vẻ đẹp của người con gái
Chị em hãy thường xuyên sử dụng dầu ô-liu chăm sóc đôi môi cho bé. Mẹ nên chọn loại dầu chất lượng cũng như đảm bảo để ví như lỡ bé đôi khi liếm phải thì cũng không gây ảnh hưởng gì. Dầu ô-liu sẽ giúp cho đôi môi của bé ngày một mềm mịn, đỏ hồng cũng như căng mọng hơn.

Trên đây là những cách làm đẹp cho bé gái ngay từ nhỏ, mẹ có thể áp dụng ngay cho bé nhà mình. Sắc đẹp cũng là một phần thiết của con gái phải không nào.