Thứ Tư, 8 tháng 5, 2019

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa bệnh lý thường gặp ở trẻ em hiện nay

Trẻ bị tối loạn tiêu hóa thường có những biểu hiện như nôn trớ, ỉa chảy, táo bón,  đầy bụng… Nếu để tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài dễ khiến trẻ biếng ăn, thiếu chất, suy dinh dưỡng, chậm lớn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Có rất nhiều những nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa như chế độ dinh dưỡng hàng ngày không hợp lý hay bởi việc trẻ dùng thuốc kháng sinh lâu dài… Vậy mẹ đã nắm rõ được rõ kiến thức về rối loạn tiêu hóa ở trẻ em? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa là gì?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường bởi hệ vi sinh bị mất cân bằng, hệ vi sinh ở ruột có vai trò quan trọng đối với việc tiêu hóa của trẻ. Do ở trẻ em, hệ vi sinh vẫn chưa hoàn thiện nên các hoạt động không được bình thường dễ dẫn đến hiện tượng rối loạn tiêu hóa gây nên tình trạng táo bón, tiêu chảy hoặc có thể nôn trớ… Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trở nếu không được phát hiện điều trị kịp thời có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ lâu dần khiến trẻ bọ còi xương, suy dinh dưỡng.

tre-bi-roi-loan-tieu-hoa
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Chuyển đổi xớm từ chế độ bú sữa sang chế độ ăn dăm: Trong lúc hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, các chức năng của hệ tiêu hóa chưa phù hợp để chuyển sang chế độ ăn dặm. Khi này, một phần thức ăn có thể được tiêu hóa và một phần không thể, phần thức ăn không thể tiêu hóa được hoàn toàn sẽ là cơ hội giúp cho các vi khuẩn có hại xâm nhập vào gây bệnh. Bởi vậy, mẹ nên từ từ cho trẻ mỗi ngày ăn chút một để hệ tiêu hóa của trẻ có thể làm quen với chế độ ăn dặm.

Dùng các loại kháng sinh trong thời gian dài: Bởi đặc tính tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi lẫn hại cảu kháng sinh. Mà các vi khuẩn có hại có thể lợi dụng xâm nhập vào cơ thể làm mất đi sự cân bằng của hệ vi sinh dấn đến tình trạng trẻ bị loạn tiêu hóa.

tre-bi-roi-loan-tieu-hoa
Chế độ ăn uống không phù hợp, trẻ ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Chế độ ăn uống hàng không hợp lý, khoa học như giàu đạm mà ít chất xơ, trẻ ăn nhiều đường cùng các loại thực phẩm giàu chất béo hay đơn giản là không đảm bảo vệ sinh cũng sẽ có thể gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em. Khi bị rối loạn rrẻ thường lười ăn, không hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu trong giai đoạn phát triển của trẻ.


Môi trường xung quanh và vệ sinh cá nhân không tốt: Đây cũng được cho là nguyên nhân gây nên tình trạn rối loạn tiêu hóa ở trẻ, khi trẻ sống và thường xuyên tiếp xúc với môi trường không được sạch sẽ hay việc trẻ chưa tự mình ý thức trong việc vệ sinh cá nhân dễ để vi khuẩn xấu xâm nhập vào cơ thể, làm mất cân bằng hệ vi sinh dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Một vài triệu chứng mẹ có thể dễ dàng nhận thấy khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa như:
  • Tiêu chảy.
  • Nôn trớ.
  • Chướng bụng, đầy hơi.
  • Táo bón.
  • Đau bụng.
  • Chán ăn, chậm tăng cân.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa phải làm sao?

Khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa mà chưa nắm rõ được nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì mẹ không nên mua ngay các loại thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa về cho trẻ uống. Khi nhận thấy trẻ bị rối loạn tiêu hóa mà nguyên nhân không đến từ các loại thực phầm cũng như chế độ ăn uống hàng ngày và vệ sinh thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để trẻ được các bác sĩ khám đứa ra những lời khuyên giúp mẹ có thể điều trị triệt để tình trạng này ở trẻ.

tre-bi-roi-loan-tieu-hoa
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng lượng chất hàng ngày cung cấp cho trẻ.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường mất nước, bởi vậy mẹ nên bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể trẻ.

Thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường cho trẻ ăn những loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như: rau sam, rau khoai lang, rau má, thanh long, đu đủ, bưởi, quýt, cam, chuối… Thực đơn hàng ngày cho trẻ cũng cần hạn chế những loại thức ăn chứa nhiều đường, dầu mỡ và chất béo. Các loại thực phẩm cũng như khẩu phần ăn cần phải phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Giữ gìn tốt vệ sinh cá nhân cũng như môi trường xung quanh của trẻ, đảm bảo cho trẻ sống trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ. Đặc biệt, luôn rửa tay bằng các loại xà bông diệt khuẩn trước khi ăn cùng sau khi đi vệ sinh, hạn chế để trẻ chơi tại những khu có rác bẩn.

Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tốt thực sự không phải dễ dàng, mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thật nhiều những kiến thức qua các bài viết sau để có cho mình được cách chăm con hiệu quả nhé!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét