Tình trạng trẻ bị táo bón rất thường gặp hiện nay, thống kê cho thấy có ít nhất 30% trẻ bị táo bón. Dấu hiệu đặc trưng của táo bón là ít đi tiêu, khi đi tiêu khó hoặc bị đau ảnh hướng đến trẻ. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em để từ đó có được cách phòng ngừa hiệu quả nhất cho trẻ.
Nguyên nhân táo bón ở trẻ em
Tình trạng ráo bón ở trẻ em hiện nay đang có dấu hiệu gia tăng làm cho nhiều phụ huynh rất lo lắng cho con mình. Bởi táo bón được xem như là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng
trẻ biếng ăn và sụt cân. Một số nguyên nhân chính khiến trẻ bị táo bón có thể kể đến như:
Chế độ ăn thiếu chất xơ
Đối với các trẻ còn đang bú mẹ hoàn toàn thì việc mẹ bị táo bón cũng có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ khi bú mẹ bị táo bón theo. Bởi có thể mẹ đã ăn nhiều loại thực phẩm cay nóng, không ăn hoặc ăn ít rau củ quả nhằm bổ sung thêm những chế phẩm chứa canxi và sắt, sẽ khiến cho sữa mẹ bị nóng mà gây nên tình trạng táo bón cả mẹ lẫn trẻ. Mẹ nên chú ý chế độ ăn uống nhằm đảm bảo
sức khỏe mẹ và bé cách tốt nhất.
|
Trẻ thiếu chất sơ dễ bị táo bón hơn bình thường |
Đối với các trẻ lớn hơn thì việc bé lười ăn rau và hoa quả làm cho trẻ không đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng chất xơ cho cơ thể cũng làm cho tình trạng táo bón ở trẻ nặng hơn.
Trẻ uống sữa công thức
Nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ trẻ uống thêm sữa công thức thưởng mắc táo bón nhiều hơn so với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn bởi các loại sữa ngoài có chứa những thành phần khó tiêu hóa là
nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa gây nên tình trạng táo bón. Ngoài ra, cách pha sữa của mẹ cho bé chưa đúng, pha với nước cơm, pha quá loãng hoặc quá đặc cũng một phần nào làm cho trẻ dễ bị táo bón hơn.
Nhịn đi vệ sinh
Tình trạng trẻ đi lớp nhịn đi vệ sinh bởi tâm lý sợ cô giáo, ngại đi vệ sinh tại trường có thể tạo nên thói quen nhịn đi vệ sinh cho trẻ. Để rồi khi về nhà do ham chơi làm cho trẻ quên luôn đi vệ sinh. Bởi vậy, khi để tình trạng buồn đi vệ sinh kéo dài sẽ dẫn đến trẻ bị táo bón ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh, điển hình trong đó là ruột không tự chủ động đào thải phân ra ngoài.
|
Trẻ thường khó đi ngoài và đau nếu nhịn đi ngoài lâu |
Trẻ đang trong quá trình dùng kháng sinh
Việc trẻ sử dụng kháng sinh để điều trị một số bệnh do vi khuẩn vi rút cũng được xem là nguyên nhân gây táo bón trẻ. Bởi đặc tình của kháng sinh không những tiêu diệt vi khuẩn có hại gây bệnh mà nó cũng diệt luôn cả các vi khuẩn có lợi sống trong đường ruột, lâu dần làm cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến tình trạng trẻ bị táo bón.
Một vài bệnh lý bẩm sinh
Rất nhiều các trường hợp trẻ bị táo bón bởi một số bệnh lý nào đó gây ra, điển hình như: bệnh phình đại tràng bẩm sinh, nứt hậu môn, ngộ độc chì, hẹp hậu môn, v.v… Khi này, để có thể điều trị dứt điểm táo bón cho trẻ thì mẹ cần điều trị xong các bệnh lý này trước.
Hệ tiêu hoá chưa phát triển toàn diện
Trẻ từ 0-4 tuổi thường mắc táo bón nhiều hơn so với các trẻ lớn tuổi hơn mặc dù trẻ vẫn cung cấp đủ hoa quả, rau xanh,... dù cho không có mặc bệnh hoặc uống thuốc gì khác. Nguyên nhân chính là bởi trong thời gian này hệ thống đường ruột của trẻ còn trong giai đoạn hình thành phát triển nên hệ vi sinh đường ruột thường mất cân bằng.
Trẻ thiếu lợi khuẩn dẫn tới hiện tường thiếu enzym tiêu hoá, trẻ hấp thụ kém gây nên tình trạng táo bón.
Triệu chứng táo bón ở trẻ
Trẻ em hoặc trẻ sơ sinh khi bị táo thường có một hoặc tất cả những biểu hiện dưới đây:
- Mật độ đi cầu ít hơn bình thường. Trẻ nhờ là ít hơn ba lần/tuần và ít hơn 1 lần/ngày đối với các trẻ sơ sinh.
- Đi cầu khó, nhiều lúc phải rặn.
- Đau mỗi lần đi cầu, phân nhiều khi dính lẫn máu bởi tổn thương niêm mạc hậu môn gây nên.
- Phân cứng, thể tích có thể lớn đôi khi có dạng viên nhỏ như phân dê.
|
Những dấu hiệu dễ nhận biết trẻ bị táo bón |
Những triệu trứng khác thường gặp khác khi trẻ bị táo bón:
- Đau bụng quặn.
- Mệt mỏi.
- Chán ăn.
- Buồn nôn.
- Thay đổi cảm xúc, hành vi trẻ thấy khó chịu, cáu kỉnh.
- Thường xuyên cảm thấy bồn chồn, mắc đi vệ sinh.
Trên đây là những nguyên nhân táo bón ở trẻ em thường gặp nhất. Mẹ nên tìm hiểu kỹ để có được cách phòng tránh táo bón tốt nhất cho trẻ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét