Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tốt hơn qua nhận biết các bệnh thường gặp

Mỗi người đều có quan niệm khác nhau khi chăm sóc mẹ và bé. Còn theo chúng tôi, để chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tốt nhất thì chúng ta cần biết được mẹ và bé thường dễ mắc những căn bệnh nào để từ đó có đươc cách phòng ngừa và chăm sóc tốt nhất. Dưới đây là những bệnh mà mẹ và bé thường gặp nhất, các bạn có thể tham khảo bổ sung kiến thức cho mình.

suc-khoe-me-va-be
Chăm sóc sức khỏe mẹ và bé khỏe mạnh không phải là dễ dàng

Giai đoạn mang thai

Mang thai là quá trình tuyệt vời của chị em phụ nữ, những đây cũng là một giai đoạn mà sức đề kháng, hệ miến dịch của mẹ giảm mạnh vì phải tập trung bảo vệ thai nhi. Do đó, phụ nữ khi mang thai thường sẽ dễ mắc bệnh hơn. Các bệnh lý mắc phải trong quá trình mang thai thường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé sau này. Vậy trong hành trình mang thai, mẹ bầu thường dễ mắc các bệnh nào?

suc-khoe-me-va-be
Giai đoạn mang thai sức đề kháng của mẹ yếu rất dễ mắc bệnh

Thiếu máu

Người bình thường thiếu máu có thể bởi các bệnh lý về máu hay nhiễm giun móc, tuy nhiên đối với chị em phụ nữ khi mang thai nguyên nhân chủ yếu là bởi thiếu sắt. Để phòng ngừa tình trạng thiếu sắt, chị em phụ nữ mang thai nên lưu ý tăng cường sắt qua các loại thực phẩm có màu đỏ, trứng, cá, rau có màu xanh đậm hay những chế phẩm bổ sung sắt vào cho cơ thể.

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ rất phổ biến ở các chị em khi mang thai. Trong xuất thời gian mang thai, sự phát triển lớn dần của bào thai chèn ép những tĩnh mạch tầng sinh môn và đáy cháy, tình trạng táo bón làm cho rất nhiều mẹ bầu mắc bệnh trĩ. Bị bệnh trĩ khi mang thai không chỉ làm cho bà bầu cảm thấy tự ti mà nó còn gây rất nhiều đau đớn, bất tiện và khó khăn khi sinh hoạt, ăn uống, tiêu hóa trong suốt gian đoạn thai kì.

suc-khoe-me-va-be
Các mẹ khi mang thai chắc hẳn đều gặp những cơn đau do trĩ

Viêm âm đạo vì nấm

Đây là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Nếu mẹ bầu thấy âm đạo xuất hiện nhiều huyết trắng, cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đau rát, váng đục như sữa đông thì cần phải đến bác sĩ để khám và chữa trị ngay. Không nên để tình trạng viêm nhiễm này kéo dài sẽ làm cho mẹ dễ sinh non, nặng hơn có thể sảy thai.

Giai đoạn sau sinh

Giai đoạn sau sinh, thì người mẹ thì nguy cơ gặp phải các bệnh lí nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng rất nhiều. Vậy mẹ sau sinh thường mắc phải các vấn đề gì nào thời kì hậu sản?

Băng huyết sau khi sinh

Đây là một tai biến sản khoa tường gặp nhất (thường gặp trong 24h sau khi sinh) và đây cũng là một trong những nguyên nhân chính có thể gây tử vong cho sản phụ.

suc-khoe-me-va-be
Băng huyết sau khi mới sinh rất nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời
Biểu hiện chung của nó là chảy máu nhiều ngay sau khi sinh và sổ rau. Khi máu bị chảy ra nhiều, sản phụ thường bị choáng, mạch nhanh, xanh nhợt, khát nước, huyết áp hạ, vã mồ hôi, chân tay lạnh,... Tùy vào từng nguyên nhân khác nhau (sót rau, đờ tử cung, rách đường sinh dục...) mà có thêm các biểu hiện đặc trưng khác. Lúc này, cần phải có những biện pháp can thiệp kịp thời, thích hợp cho mỗi trường hợp.

Táo bón và trĩ

Đây cũng là một trong các vấn đề thường xuyên gặp phải ở chị em phụ nữ mang thai và cho con bú. Dù bệnh không quá nghiêm trọng, tuy nhiên nó lại gây khó chịu và đau đớn dai dẳng cho mẹ bầu và cho mẹ sau sinh. Đặc biệt, khi bệnh xuất hiện kèm chảy máu sẽ khiến mẹ có thể thiếu máu trong thời gian này. 

Do đó, khi bị táo bón và trĩ trong giai đoạn mang thai hay cho con bú, mẹ cần lưu ý: uống đủ nước, thực phẩm sau sinh hàng ngày giàu chất xơ, vệ sinh hậu môn với nước ấm cùng thăm khác bác sĩ thường xuyên.

Trẻ sơ sinh thường mắc bệnh gì?

Tiêu chảy

Trẻ sơ sinh với hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện rất dễ bị tiêu chảy. Vào mua đông, trẻ thường dễ bị tiêu chảy vào mua đông hơn do rotavirus gây gây nên. Rotavirus gây nên tiêu chảy và thường kéo dài từ 3-7ngày. Trẻ nhỏ rất dễ bị tiêu chảy, đặc biệt là với trẻ trong độ tuổi từ 3-24 tháng.

suc-khoe-me-va-be
Trẻ sơ sinh thường hay mắc tiêu chảy, bệnh khá phổ biến ở trẻ em
Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy thông thường sẽ là nôn trước, sau từ 1-2 ngày thì bắt đầu thấy trẻ đi ngoài. Biến chứng nguy hiểm của tiêu chảy là mất muối, mất nước quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng trụy mạch, nặng có thể gây tử vong nếu không được bù nước kịp thời. Do đó, khi thấy trẻ bị tiêu chảy mẹ cần có những biện pháp chăm sóc và điều trị kịp thời cho trẻ.

Viêm phế quản

Bệnh về đường hô hấp, phát triển mạnh nhất khi giao mùa( đặc biệt là khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) và xuất hiện nhiều ở trẻ trong nhóm dưới 6 tháng tuổi bởi lúc này đường khí thải của trẻ còn nhỏ dễ mẫn cảm với chất gây bệnh.

Theo số liệu nghiên cứu cho thấy có đến 16% trẻ dưới 1 tuổi bị bệnh viêm phế quản cần điều trị trong bệnh viện. Nếu nhận thấy trẻ có nguy cơ vị viêm phế quản thì mẹ nên dùng thiết bị tăng âm giúp thông tắc mũi, sử dụng các dụng cụ chuyên dụng hút hết những dịch trong mũi nhằm giúp trẻ dễ thở. Khi bệnh nặng mẹ có thể sử dụng liều kháng sinh đặc biệt cho bé theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ.

Sốt

Đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau gây nên. Ở các trẻ dưới 1 tuổi, nguyên nhân chính thường gặp là bởi nhiễm siêu virut.

suc-khoe-me-va-be
Với trẻ sốt nhẹ mẹ nên chườm mát và cho trẻ mặc đồ mát là được
Khi trẻ sốt dưới 38,5 độ không cần cho trẻ uống hạ sốt, mẹ chỉ cần cho trẻ mặc đồ thoáng và chườm mát lau người cho trẻ là được.

Khi thấy trẻ sốt trên 40 độ cần phải cho trẻ đi bệnh viện ngay. Bởi nếu trẻ sốt cao trên 41 độ C, có thể xuất hiện kèm những biến chứng nguy hiểm như phù phổi, hôn mê, suy thận cấp.

Trên đây là những bệnh mẹ và bé thường gặp, các bạn nên tham khảo tìm hiểu kỹ để có thể chăm sóc sức khỏe mẹ và bé cách tốt nhất.

Xem thêm:

0 nhận xét:

Đăng nhận xét